-  Tính chất mục tiêu

  • “ M” công trường là nơi đang bất đầu xây dựng nên tình hình rất phức tạp, nhân viên bảo vệ phải có nghiệp vụ cao để giải quyết rất nhiều tình huống cụ thể có xảy ra trong “M”
  • Công trường nhân viên bảo vệ phải có nghiệp vụ cao để giải quyết rất nhiều tình huống cụ thể có xảy ra trong “M”
  • Công trường ra vào rất nhiều thành phần tứ tri thức đến công nhân lao động phổ thông, nhà thầu, nhà đầu tư... cho nên việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh và đặt lên hàng đầu. Từ: nón, quần áo, găng tay, giầy bảo hộ, bảng tên người lao động...
  • Công trường nhiệm vụ bảo vệ thường có 03 vị trí chính:

-   Vị trí cổng chính (C1)

-   Vị trí chòi gác (G1)

-   Vị trí tuần tra (T1)

A. NHIỆM VỤ CÁC VỊ TRÍ

I. Cổng chính (C1)

Đây là vị trí quan trọng nhất trong vị trí bảo vệ “M” là công trường, vị trí này có nhiệm vụ như sau:

1- Đối với khách : (Công tác kiểm tra, giám sát theo dõi khách ra vào).

 a. Khi vào:

-  Nhân viên bảo vệ phải hỏi: họ tên khách, cơ quan công tác, mục đích vào, gặp ai ( nhưng khi hỏi vào gặp ai ? thì hỏi thêm có hẹn trước hay không ? Lúc mấy giờ).

-  Liên lạc điện thoại vào bên trong báo cáo cho người cần gặp ra đón. Nếu không có hẹn trước thì phải có sự đồng ý của người mà khách hàng cần gặp ( nếu người đó cho phép thì làm thủ tục cho vào. Nếu họ không đồng ý thì thông báo lại cho khách “ vì anh (chị) không được báo trước. Hiện giờ Giám đốc bận nhiều việc – anh chị nên quan hệ vào lúc khác.”

-   Ghi tên khách (Visitor) vào sổ biểu mẫu, sổ theo dõi và sổ phát các dụng cụ bảo hộ lao động: nón, giầy, kính.

-   Lưu ý: Thẻ khách khác với thẻ công nhân khác với thẻ nhân viên khác với thẻ chủ quản.

-   Việc phát các trang thiết bị bảo hộ lao động là bắt buộc vì công trường công tác an toàn lao động đặt trên hàng đầu.

-   Cho khách hàng đăng ký những đồ vật giá trị (mẫu tạm nhập) hướng dẫn khách vào”M”.

VD: Honda, máy chụp ảnh (nguyên tắc công trường cấm chụp ảnh) hoặc những dụng cụ cồng kềnh khác không thể mang đi lại.

Tuy nhiên: Công trường thường có nơi làm việc, tiếp khách riêng (nên khách vào mà không có giấy tờ thì người Chủ quản phải bảo lãnh, lúc mấy giờ? Vào làm gì? Ở đâu? Phòng ban nào? Phòng lầu mấy?)

b. Khi ra:

-   Kiểm tra túi xách của khách, kiểm tra các đồ vật của khách mang ra (nếu có) có đúng như khi đăng ký hoặc đúng với giấy cho phép mang ra của đơn vị chủ quản (phải có chữ ký của người có thẩm quyền).

-    Thu lại các thiết bị bảo hộ vật dụng đã phát cho khách.

Cụ thể: nón, giầy, kính, quần áo, áo bảo hộ (nếu có) hay tất cả các vật tư mà khi vào bảo vệ phát. Trả lại giấy tờ tùy thân : CMND, TNV.

-    Đề nghị khách ghi sổ, biểu mẫu giờ ra và ký tên.

2- Đối với công nhân:

 a- khi vào

-  Kiểm tra nón hay các thiết bị bảo hộ khác. ( lưu ý: phải biết được công nhân đó có làm việc tại Công ty hay không?).

-  Kiểm tra trang phục có đúng yêu cầu của chủ quản hay không?. Để lực lượng bảo vệ dễ nhận dạng, quản lý.

-  Phải đăng ký các vật tư, trang thiết bị có giá trị.

Lưu ý:

-   Công nhân vào công trường không thể vào tay không để làm việc. Mà phải có trang thiết bị máy móc: Máy khoan cắt gạch, bê tông, cuốc, xẻng… nên phải đăng ký vào sổ hoặc giấy tạm nhập (chỉ có giá trị trong ngày) mà có vật tư dư dôi ra phải có giấy tờ hợp lệ mới cho xuất khỏi công trường. Không chứng minh được phải giữ lại và tiến hành lập biên bản.

-    Công nhân làm việc ngắn ngày phải kiểm tra tên trong danh sách cho phép của đơn vị chủ quản.

b- Khi ra

-   Tất cả công nhân phải bỏ nón xuống lần lượt ra từng người.

-   Kiểm tra cẩn thận túi xách, đối chiếu vật tư, tư trang thiết bị mang ra, kiểm tra có đúng như đăng ký hoặc có đúng giấy cho phép ra của chủ quản. Tuyệt đối không mang ra bất cứ vật tư, trang thiết bị gì nếu không có giấy và chữ ký của người có thẩm quyền.

-   Bảo vệ kiểm tra người cẩn thận phía trước sau, bên hông, giầy, Ống chân... hoặc dùng máy ra kiểm loại để kiểm tra người.

    Chú ý: Ngày giờ, số lượng, chủng loại, chữ ký trong giấy cho ra tức là phần kiểm tra theo giấy cho phép mang hàng hóa xuất khổi công trường. Nhưng sau đấy phải ghi vào sổ xuất – nhập của bảo vệ.

3- Qui định các loại xe:

  a- Khi vào

-    Phải đứng tại cổng tất cả các loại xe (ít nhất 5met), tài xế phải xuất trình giấy tờ, đăng ký tên, số xe, nhập nguyên liệu gì? Giờ nào? Được ghi vào sổ, thông báo người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản ra đón (có sổ – biểu mẫu riêng ghi theo dõi tại cổng chính.)

-    Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm thông báo cho tài xế đăng ký những vật tư, trang thiết bị có giá trị để đối chiếu khi mang ra.

-    Kiểm tra xe có đủ điều kiện vào “M” không.

     VD: Chiều cao xe không thích hợp, chiều ngang quá lớn.

-    Mở cửa cho xe vào (có thể phụ xế sẽ làm các thủ tục trên. Nhưng phải đăng ký trên xe có bao nhiêu người vào.

b. Khi ra:

-   Xe dừng tại cổng, tài xế phải vào phòng bảo vệ ký nhận giờ ra vào cổng.

-   Tài xế phải xuất trình giấy tờ có liên quan đến việc mang thiết bị, hàng hóa ra ngoài.

-     Bảo vệ phải kiểm tra đối chiếu thực tế: Vật tư, trang thiết bị, hàng hóa ra có khớp với phiếu xuất không.

Lưu ý:

Chủng loại, số lượng, mã số, ngày giờ, và chữ ký của đơn vị chủ quản:

Số lượng            : 1,2, 10, 100

Mã số                 : số seri sản xuất

Ngày tháng        : 15/10 (không đúng ngày không cho mang ra).

Chữ ký :   Người có thẩm quyền đơn vị  chủ quản (có đăng ký tại phòng bảo vệ)

-   Kiểm tra kỹ thùng xe, thành xe, cabin, gầm xe.

-   Không giải quyết các hàng hóa không giấy phép mang ra hoặc không hợp lệ.

-   Mở cửa xe cho xe ra.

4. Đối với hàng hóa – trang thiết bị – nguyên vật liệu:

a. Khi vào:

-   Kiểm tra hóa đơn, chủng loại, số lượng mã số.

-   Liên lạc với người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản ra đón.

-   Ghi vào sổ nhập hàng hóa, nguyên vật liệu (coi sổ, biểu mẫu nhập hàng hóa, trang thiết bị nguyên vật liệu).

Lưu ý:

   Hàng hóa nguyên vật liệu mang vào “M” phải được kiểm tra cẩn thận chủ yếu là hàng hóa, nguyên vật liệu dễ cháy nhân viên bảo vệ phải tư vấn cho chủ quản công tác PCCC.

   VD: Hóa chất, giấy dầu, cót ép ... vì công trường xây dựng thường trang bị PCCC tạm thời không đầy đủ.

b. Khi ra:

-   Kiểm tra hóa đơn, giấy xuất kho có chữ ký của đơn vị chủ quản.

-   Sau khi kiểm tra hóa đơn, nhân viên bảo vệ tiến hành kiểm tra thực tế.

Lưu ý:

  • Chủng loại, mã số, chất lượng, số lượng và chữ ký.
  • Lưu trữ hóa đơn, giấy xuất kho, giấy cho ra của đơn vị chủ quản.
  • Ghi vào sổ xuất hàng
  • Sau một thời gian nhất định sẽ niêm phong các hóa đơn đó lại gởi về công ty.

5. Đối với nhân viên ra vào:

-   Họ là những người làm việc trong “M” nhân viên văn phòng, kế toán, thủ quỹ.

-   Tất cả nhân viên phải tuân thủ nội quy công trường (Cho dù là trưởng -hay phó phòng đến công nhân lao động phổ thông). Vì an toàn lao động là hàng đầu trong công trường, yêu cầu họ tạo điều kiện cho nhân viên bảo vệ hoàn thành công tác bằng việc đội nón, quần áo, trang thiết bị bảo hộ lao động.

6. Một số nhiệm vụ khác của nhân viên bảo vệ tại cổng chính:

-   Quản lý điện thoại, điện báo, chìa khóa, (có sổ giao nhận, giờ sử dụng chìa khóa mà chủ quản giao cho bảo vệ).

-   Giải thích, hướng dẫn các vấn đề cho khách ra vào.

-   Quản lý thiết bị, công cụ hổ trợ ghi chép sổ sách sạch sẽ, chính xác. Tất cả sắp xếp gọn gàng khoa học.

-   Nắm bắt tình hình và báo cáo những người có thẩm quyền khi họ cần biết (Lãnh đạo chủ quản, lãnh đạo Công ty bảo vệ An Tâm) cụ thể:

  • Công trường có bao nhiêu công ty, công nhân vào làm việc?
  • Bao nhiêu khách hàng đến công tác?
  • Hàng hóa xuất nhập hay không? Bao nhiêu xe, số lượng hàng hóa vào lúc mấy giờ?
  • Tình hình ANTT chung tại “M” đến thời điểm kiểm tra như thế nào?

-   Giữ gìn thông tin liên lạc phối hợp với các vị trí khác.

Lưu ý: 2 vị trí rời nhau đi kiểm tra phải tránh giờ cao điểm nhất là khi công nhân vào làm việc buổi sáng 6h đến 8h, chiều công nhân ra vế từ 16h đến 17h.

-   Thường vị trí tuần tra hổ trợ cổng chính lúc giờ cao điểm trên.

-   Bàn giao chặt chẽ cho ca sau: Giữa ca trưởng ca trước và ca trưởng ca sau thường ghi bàn giao trên sổ sách và kiểm tra lại tình hình thực tế xong mới ký nhận. Ca trước bàn giao xong phải rời khỏi “M” không một nhân viên nào được ở lại “M” (nguyên tắc).

-   Quản lý thư từ, bưu phẩm, chuyển phát (nếu có) phải có ký nhận, ngày, giờ, tháng, năm đầy đủ.

II. Tuần tra (T1)

Nhiệm vụ:

-   Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, lập biên bản những trường hợp vi phạm nội quy công trường.

-    Chỉ rời khỏi khu vực khi được phép của ca trưởng, tổ trưởng hoặc trong những trường hợp cần thiết đễ hổ trợ đồng đội.

-    Phát hiện ngăn chặn những hành vi phá hoại, vi phạm an toàn lao động.

VD: Yêu cầu ăn mặc đầy đủ theo quy định về bảo hộ lao động nếu công nhân ở trần, mặc quần đùi làm việc...

-    Phát hiện những sự cố cháy nổ, (quan sát đường giây, cầu giao điện, sự cố chạm chập điện, công nhân đốt giấy mục đích riêng. Nhân viên ngửi được mùi cháy nổ sắp sảy ra).

-    Kiểm tra các công cụ PCCC, hệ thống báo cháy bảo đảm khi xảy ra sự việc sẽ đưa lại hiệu quả sử dụng cao nhất. (Thường thì có hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động. Đề xuất chủ quản sửa chữa những trang thiết bị PCCC không bảo đảm việc chữa cháy khi có sự cố).

-    Kiểm tra các khóa các cửa sổ, cửa ra vào.

-    Kiểm tra các thiết bị sử dụng bằng điện về độ an toàn. Đặc biệt về vấn đề cháy nổ.

-    Giám sát, kiểm soát người trong khu vực làm việc.

Chú ý : Các khu vực cấm, nguy hiểm không cho người không có thẩm quyền vào.

VD: Khu vực sinh hoạt dành cho chủ quản, công nhân không được vào. Khu vực kỹ thuật sử lý điện...

-    Bàn giao chặt chẽ cho ca sau

III. VỊ TRÍ CHÒI GÁC (G1)

     Nhiệm vụ:

-   Trực gác nghiêm chỉnh.

-   Tuân thủ nội quy công trường. Phát hiện những trường hợp qui phạm nội quy.

-   Kiểm soát chặt chẽ khu vực được giao (trước, sau, trên, dưới, trong, ngoài)

-   Đặc biệt hướng dẫn người xe ra vào đúng giờ cho phép.

-   Không cho người lạ mặt vào “M”, công nhân ném đồ vật, chạy ra vào bất hợp pháp.

-   Kiểm tra hệ thống chiếu sáng.

-    Sẵn sàng phát hiện những biểu hiện nghi vấn trong và ngoài “M”

-    Kiểm soát  các nguyên vật liệu để khu vực bên ngoài (do không có kho)

VD:  Sắt, thép, ống nước,chống phá hoại, trộm cắp

-   Ghi chép sổ trực chòi gác cẩn thận, đầy đủ chính xác.

-   Giữ vững thông tin liên lạc, phối hợp các vị trí làm việc

-   Nếu có vị trí cống phụ thì các thủ tục phải làm như cống chính.

IV. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN BẢO VỆ

-   Phải biết nắm rõ mục đích, tính chất, manh động của công nhân tại “M”(Thường số lao động phổ thông kẻ có học, người không học, hơn thua phức tạp).

-   Biết được các trang thiết bị đắc tiền để quản lý chặt chẽ hơn .

-   Các mánh khóe trộm cắp của công nhân (phương thức thủ đoạn thế nào nguy hiểm? Giấu trong người thường ở đâu?).

Biết cá tính của từng người trong đơn vị chủ quản .

-   Nhận thức được những khó khăn tại “M” những khu vực nào nguy hiểm. Để từ đó đề xuất cho chủ quản  các vấn đề liên quan . hệ thống tường rào, chiếu sáng, khu vệ sinh. Các trang thiết bị cho đội bảo vệ.

-   Nắm rõ lịch trực tại “M” mình đang công tác (gồm có bao nhiêu vị trí , quân số, ai chỉ huy, công cụ hỗ trợ , ngày tháng nào đến ngày tháng name nào làm ca 1, ca 3 và ngày nghỉ ca.)

-   Nắm bắt được giờ cao điểm ra vào của công nhân tại mục tiêu mình đang làm việc.

-   Nắm bắt được tình hình ANTT khu vực xung quanh “M” , hàng quán, tệ nạn xã hội , nhà hàng, khách sạn, trộm cắp, ma túy. Công an chính quyền địa phương cách bao xa.

V. ĐẶC BIỆT NHÂN VIÊN BẢO VỆ CẦN LƯU Ý CÁC YÊU CẦU SAU:

-   Phân biệt được nhân viên các công ty, nhân viên chủ quản, những công nhân lao động phổ thông và những người có liên quan phục vụ cho công tác quản lý hạn chế lầm lẫn khi làm việc.

-   Khi được giao giữ chìa khóa, phải hiểu rõ trách nhiệm và can thận

-   Chú ý đến điều khiển, hướng dẫn xe cộ ra vào công trường nhịp nhàng , đề phòng tai nạn, bình tĩnh xử lý các tình huống để đảm bảo ANTT chung.

-   Tôn trọng nhần quyền khi kiểm tra người, túi sách kể cả bắt khi trộm cắp.

-   Công trường là nơi loan xộn, phức tạp là nơi yêu cầu mọi người tuân thủ các nguyên tắc, các biển báo, giữ ANTT nơi để xe, nơi đi lại.

-   Thường xuyên tư vấn cho chủ quản nơi chứa hàng hóa, nguyên vật liệu dễ cháy, về công tác PCCC.

-   Nếu xảy ra chết người, bị thương, nhân viên bảo vệ phải biết liên lạc được cơ quan cứu hộ 113, cảnh sát PCCC, báo cáo lãnh đạo công ty bảo vệ Sơn Trường, báo cáo người có trách nhiệm đến hiện trường .

-   Khi cố cháy, nổ nhân viên bảo vệ phải có biện pháp xử lý cứu hộ, khắc phục hạn chế sự cố.

Bài viết liên quan